Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Thịt ba chỉ rang xì dầu



Thịt rang xì dầu là món ăn ngon, dễ làm mà gia đình mình rất thích, các bạn thử làm để đổi món cho bữa cơm chiều nhé.

Nguyên liệu:
400g thịt ba chỉ; 2 củ hành khô; ½ bát xì dầu (đong bằng bát nhỏ đựng nước chấm); Hành tươi (lấy cả phần gốc và dọc hành); 2 thìa canh dầu hào; dầu ăn.
am thuc, tap chi am thuc, mon ngon, an ngon

Cách làm:
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái mỏng khoảng 0.3cm. Hành khô bóc vỏ, thái mỏng. Hành tươi thái nhỏ.
Làm nóng dầu ăn, cho hành khô vào phi thơm. Để lửa lớn, cho thịt vào đảo đều.
Đảo đến khi thịt săn lại và bắt đầu ra mỡ thì bạn trút xì dầu vào đảo cùng cho thịt ngấm đều.
Tiếp tục thêm dầu hào, rang thêm khoảng 5 phút.
Trút hành tươi vào nồi thịt, đảo đều. Món thịt sẽ càng ngon khi bạn cho thật nhiều phần đầu hành trắng nhé!
Tắt bếp, lấy thịt ra đĩa ăn với cơm nóng rất ngon.

Tự làm giá đỗ


Để biết cách tự làm giá đỗ, các chị em hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Chuẩn bị:
- Rổ nhựa loại có chậu lót phía dưới
- Lá tre (có thể thay thế bằng lá lộc vừng)
- Đỗ xanh nguyên hạt: 100 gr/ lần
- Khăn xô
- Vật nặng
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 1
Tiến hành:
Bước 1Đỗ xanh ngâm khoảng 8 tiếng cho nứt vỏ, hoặc trước khi đi ngủ các bạn cho đỗ vào ngâm qua đêm, sáng hôm sau dậy chắt bỏ nước ngâm đậu đi rồi xả đậu lại với nước cho sạch, đổ ra rổ cho ráo bớt nước.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 2
Bước 2: Lót chiếc khăn xô sạch xuống đáy rổ để đề phòng trường hợp lỗ của rổ to, hạt đỗ có thể bị lọt xuống dưới.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 3
Bước 3: Lá tre các bạn rửa sạch, chia làm 4 phần, xếp 1 lớp mỏng lên trên chiếc khăn.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 4
Bước 4: Lượng đỗ cũng chia làm 3 phần, các bạn rải 1 lớp đỗ xanh đầu tiên.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 5
Bước 5: Phủ 1 lớp lá tre lên trên. Cứ lần lượt 1 lớp lá tre lại đến 1 lớp đỗ, lưu ý lớp lá tre trên cùng sẽ dày hơn các lớp lá tre ở giữa. Đặt 1 chiếc đĩa lên trên cùng để cố định.
Bước 6: Xả nước đầy vào chậu nhựa sao cho ngập lá tre rồi cầm thành rổ nhấc lên, nghiêng rổ cho róc hết nước rồi đặt trở lại vào chậu. Cất vào chỗ tối, tránh ánh sáng. Muốn giá mập thì các bạn chèn thêm 1 chậu nước hoặc vật nặng lên trên.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 6
Mỗi ngày tưới nước cho giá 2 lần vào sáng và tối. Sau khi xả nước vào chậu ngâm giá thì các bạn nhớ phải để giá thật ráo nước mới đặt trở lại vào chậu nhé, kẻo giá sẽ bị úng nước và chết đấy.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 7
Thời gian thu hoạch giá tính từ khi ngâm đậu tổng cộng là 2 ngày 2 đêm. Rất đơn giản và hiệu quả phải không các bạn, ngắm nhìn thành quả là những cọng giá trắng nõn, mơn mởn mới thú vị làm sao.
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 8
Cách làm giá đỗ không hóa chất - 9
Vì là giá tự làm nên phần rễ sẽ dài hơn so với giá ngoài hàng, chú ý trong quá trình ủ giá càng hạn chế ánh sáng càng tốt, giá sẽ rất trắng và rễ sẽ không bị đâm nhánh tạo chùm. Có thể chế biến thành giá các món xào hoặc ăn sống và làm salad đều rất ngon. Chúc các bạn thành công!

Bò sốt vang



1.    Nguyên liệu:
  • Thịt bò (Cube beef) 500 gr: nếu ở Việt Nam thì loại thịt bò dùng để làm bò sốt vang ( hay bò kho) chính là giẻ sườn (chỗ này thường ninh được mềm) ( 300gr) hay cho thêm chútgân bò (200gr)^^… Tùy sở thích các bạn :D … Còn tớ bên này hay mua loại bò Úc đóng gói gọi là Cube Beef cũng rất mềm và thơm :X…
  • Gia vị có thêm một chút ngũ vị hương nếu k có thì có thể thay bằng quế (cinnamon) và hồi.
  • 1 củ hành tây
  • 2 củ cà rốt nhỏ (1 củ cà rốt to)
  • 4,5 củ khoai tây
  • 3 quả cà chua
  • Hành lá và cần tây (nếu k có cần tây có thể cho hành k cũng đc :D )
  • Tỏi, ớt (nếu thích ăn cay một chút)
  • Bánh mì
  • 3-5 thìa café bột năng hoặc bột sắn
2.    Cách làm: Món này hơi mất thời gian để hầm một chút còn lại cách làm thì rất dễ.
  • Đầu tiên là thái thịt bò theo miếng dày một chút rồi ướp với tỏi băm, muối hoặc gia vị (đừng cho mắm nhé cả nhà ;) ), ngũ vị hương (hoặc hồi và quế) và hạt tiêu: ướp khoảng 30’ cho thấm.
  • Trong thời gian ướp thì mình chuẩn bị các nguyên liệu khác như: hành tây, cà rốt, khoai tây thái miếng vuông (tớ thích thái nhỏ một chút . Cả nhà thái đều là đc, tùy sở thích nhé
Nguyên liệu chính để làm bò sốt vang :
  • Hướng dẫn cách nấu bò sốt vang:
    • Phi một chút hành cho thơm lên rồi cho thịt bò vào xào cho thấm gia vị lên. Bây giờ chính là bí kíp để làm sao thịt bò chín mềm và có mùi thơm hơn nè: bạn rót một chút rượu vang hoặc rượu trắng vào đảo cùng với thịt bò rồi sau đó cắt cà chua vào xào cùng.  Ấy ấy, bạn đừng vội lo lắng mình k uống đc rượu nên cho rượu vào sẽ sợ say nhá ;) )… Thật ra một chút rượu sẽ có tác dụng làm cho thịt bò mềm và ngon hơn. Còn mùi rượu thì sẽ nhanh chóng bay hơi nên khi lên mâm thì chẳng còn tí gì của rượu hay alcohol cả … Tớ k có rượu nên có thể thay bằng chút bia hoặc có thể k cho vào cũng được vì thịt bò tớ mua ninh một hồi rất mềm
    Đầu tiên là cho thịt bò vào xào cũng với rượu (nếu có) và cà chua để thấm gia vị nè
    • Xào đậy vung chừng 5’ cho gia vị thấm hết vào thịt bò rồi mới đổ nước xâm xấp mặt và bắt đầu đun sôi rồi ninh thịt bò. Ninh tầm 20-30’ tùy vào loại thịt bò và cái nồi của bạn ninh có nhanh k … Nhà tớ ở Việt Nam hồi xưa có nồi áp suất nên ninh rất nhanh.
    Sau khi ninh thịt bò được rồi thì cho khoai tây, cà rốt vào ninh cho mềm nè
    • Sau đó nếu cầu kì bạn có thể đổ thịt bò đã chín mềm ra ngoài và vớt một chút nước mỡ để xào khoai tây và cà rốt lên cho thấm gia vị rồi mới lại đổ thịt bò vào ninh cùng. Tớ lười nên sau đó cho luôn cà rốt và khoai tây vào ninh. Lúc này tớ tra lại thêm một ít nước vừa ăn và cho thêm gia vị nữa. (Cắt thêm ớt nếu bạn thích ăn cay nhé :D )
    • Sau khi các thứ đã chín mềm bạn mới cho hành tây vào nhé vì hành tây rất dễ chín mà :D …
    • Cuối cùng pha 3-5 thìa bột năng (tùy thuộc vào lượng nước bạn muốn ăn) hoặc bột sắn vào một bát nước lạnh và đổ vào nồi khuấy đều để tạo độ sánh.
Món này ăn nóng và khi ăn múc ra bát serve rồi hẵng rắc hành và cần tây vào nhé cả nhà ^^ Món này phải hầm khá lâu nên thịt bò ngấm và mềm, nứoc thì sánh, thơm mùi thịt bò với các gia vị khác, ăn cùng chấm với bánh mì thì ngon tuyệt ý :X… Bánh mì tớ mua bên này là loại bánh mì Pháp nó hơi đặc ruột hơn so với ở nhà nhưng cũng ngon lắm. Nếu thích có thể cho vào lò làm nóng bánh mì trước khi ăn hoặc cho lên chảo làm nóng cũng được :D …Ngoài ra món này có thể ăn với cơm bình thường cũng rất ngon.

Trồng rau thơm, hành hoa, tỏi


 

I. Rau thơm

Mới bắt đầu trồng rau, các bạn nên trồng rau thơm, vì rau thơm cũng rất dễ lên.Có hai cách trồng:
1. Cắm cành: chọn cành bánh tẻ (ko già quá, ko non quá), cắt vát gốc, rồi cắm xuống đất. Nếu cẩn thận hơn, cắm vào 1 ca nước, đến khi mọc rễ ra, có thể mang ra đất trồng. Thường mình cắm luôn vào đất.
2. Gieo từ hạt: mình ko cầu kỳ gì vụ gieo hạt, cứ rắc xuống là lên, cứ lên là sống, cứ sống là to, cứ to là chén :D.
Còn 1 cách nữa, rất hay, từ kinh nghiệm của chị Kaffee, đấy là mọi người ko cần gieo trồng gì hết, cứ đến nhà chị Kaffee xin cây về trồng thôi ná :D.
Sau đây là 1 số loại rau thơm dễ trồng:.
- Húng quế
- Kinh giới
- Tía tô
- Húng cây (cắm cành)
- Húng láng
- Húng lũi (cắm cành, mình cũng cắm cành y như những cây khác, ko cầu kỳ gì)
- Dấp cá (cắm cành)
- Rau dăm (cắm cành)
- Lá lốt (cắm cành)
...
II. Trồng hành:
Trong lúc chờ rau thơm lên, các bạn có thể trồng hành. Có vài cách: gieo từ hạt, trồng từ đoạn thân trắng hành hoa mua ở chợ về hoặc từ củ.
Gieo từ hạt thì khá chậm lớn, mình chưa đủ can đảm để thử. Các bạn thử xem nhé!
Cắm từ hành hoa mua ở chợ về: đây là kinh nghiệm mình hỏi mấy cụ ở quê. Hành lá mua ở chợ về, cắt lấy phần thân trắng có rễ, rồi dúi xuống đất nhé.
Trong hình này có ít hành hoa mua ở chợ, lấy phân trắng cắm xuống, mình mới cắm đc 3-4 ngày
Photobucket
Trồng từ củ: mua củ hành ở chợ về, cắt 1/3 phía trên đầu để chén, còn 2/3 phía có rễ thì dúi xuống đất. Kinh nghiệm để hành mọc nhanh, là bạn hãy cắt một tí xíu ở rễ, có lẽ thúc cho cây nhanh mọc mầm.
Theo kinh nghiệm trồng hành tím của chị bobia, thì sau khi hành đã mọc khỏe, bạn hãy đào lên rồi túm chúng lại với nhau, để được những cụm hành gần nhau. Rồi sau này cứ cắt ăn thôi. Tuy nhiên, mình chưa thành công vụ này, có lẽ vì SG đang mùa mưa, nên cứ túm lại là nghẻo :D, có lẽ vì nó gần nghẻo rồi mới túm lại :D.
Mình quan sát thì thấy hành chịu nắng nhé! Vào chỗ ướt quá là cây bị úng, bị thối ngay.
III. Trồng tỏi:
Tương tự như trồng hành nhé. Tỏi lấy lá xào thịt bò cũng ngon lém

Trồng cây trong mùa mưa - lạnh


 

Do nhà chật, nên từ lâu rồi mình đã muốn tìm một cái chậu theo kiểu thật sâu nhưng gọn, để trồng cây ăn quả (vốn ngốn đất rất nhiều). Dạo này trời SG mưa nhiều, ko thoát nước kịp, rất nhiều em rau ngót của mình đã ra đi, nên mình đành phải nghĩ ra cách khắc phục. Và đây là công trình của mình, một khám phá mới dành cho những ai nhà chật mà vẫn ham bon chen trồng cây ăn quả nhé, ke ke:

Photobucket
Tạm thời ở 1 lỗ này có 1 cây dưa leo, ko biết nó có sống được ko, vì hôm qua mình vô tình làm đứt rễ, giờ thấy hơi héo rồi. Cầu mong em nó vững vàng mà sống tiếp. Sáng nay mình gieo thêm vào cái cốc này 2 hạt dưa leo nữa rồi. Mục đích khi chồng 2 chậu lên nhau để tránh mưa 1 phần, 1 phần nữa là để đựng đc nhiều đất và trồng nhiều cây vào cùng 1 chỗ nhé. Nhà chật mà lại tham ăn nên phải nghĩ ra đủ trò, khổ nhắm cơ :D.
Photobucket
Còn đây là thùng xốp, mình cũng làm kiểu vậy. Nhưng mình trồng tận 3 cây mướp cơ đấy, mình cũng đang lo ko đủ đất cho em nó. Trường hợp thiếu đất, mình sẽ làm thêm 1 cái thùng xốp đặt ở dưới đáy, rồi khoét đáy cũ đi...
Photobucket
Cái này đang làm dở, tối mát mình lại làm tiếp, khoét lỗ to hơn chút để mấy cái cốc nhựa nó thấp hơn nữa cho vững mỗi khi mưa gió nhé. Thùng xốp vẫn có lỗ để mình có thể bổ sung NPK hoặc phân hữu cơ cho em nó, vì nói chung nên tránh bón phân trực tiếp vào gốc cây, dễ bị xót cây mà héo chết lắm.

Kỹ thuật trồng rau mầm



Theo quy trình, đỗ xanh sau khi rửa sạch sẽ được ngâm trong nước ấm cho nứt vỏ trước khi đưa vào khay để thực hiện quy trình ươm mầm.
Trong khoảng một ngày khi đỗ xanh nứt vỏ đưa vào khay, hạt bắt đầu nảy mầm.
Cho nước sạch vào bình tương đương 3/4 khoang chứa nước, lắp khung giá đỡ nhựa màu trắng vào thân máy sao cho các bộ phận khớp với nhau. Trải đều hạt trên 4 khay đựng (có thể trồng mỗi khay một loại hạt giống khác nhau), mỗi lần làm tối đa 400 gr hạt giống sẽ cho ra 4-5 kg rau sạch, đủ dùng cho một gia đình từ 4 đến 8 người.
Sau 2-3 ngày mầm bắt đầu sinh trưởng.
Để rau sạch và tươi ngon, bạn nên thay nước mỗi ngày.
Lá mầm bắt đầu nhú lên, báo hiệu bạn có thể sắp thu hoạch thành phẩm.
Rau mầm trưởng thành. Do sử dụng hoàn toàn bằng nước sạch và oxy nên rau mầm đảm bảo vệ sinh an toàn.
Rau màu trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến là giá đỗ xanh, giá đậu tương.
Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt tốt cho trẻ em và người ăn kiêng.
Rau mầm chứa nhiều chất xơ và vitamin, vị ngọt giòn nhưng hơi hăng, được xem là một trong các loại rau sạch ưa chuộng hiện nay, có thể ăn sống, làm các món cuộn, trộn dầu giấm, xào hoặc nấu canh. Nhiều bà nội trợ còn kết hợp rau mầm với thịt bò, cá hoặc hải sản...
=========================================

Mẹo trồng rau mầm phát triển tốt

Đây là phương pháp trồng rau mầm mới, không dùng đất mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.

Một số lưu ý:

- Khi chọn hạt: Nên chọn mua các loại hạt giống tốt như vậy tốc độ tăng trưởng của hạt mầm sẽ nhanh, mầm sẽ ngon hơn.
- Mua đúng loại hạt để làm giống, thời gian không quá một năm. Hạt đỗ tương không nên mua loại dùng để làm sữa đậu nành uống.
- Hạt đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng, hạt hướng dương, các loại hạt cải, bắp cải, rau bí, hạt rau muống đều có thể trồng được.
- Mỗi lần làm tối đa 200 g hạt.
- Có thể làm 4 loại hạt cùng lúc.
- Ngâm hạt theo đúng thời gian và tỷ lệ nước: pha nước 2 sôi và 3 lạnh (nhiệt độ khoảng 55 độ C); cho hạt mầm vào ngâm khoảng 15-20 phút rồi loại bỏ hạt lép, hạt sâu, hạt thối. Các loại hạt đậu, hạt cải thời gian ngâm khoảng 6-7 giờ, đối với hạt rau muống ngâm 12 giờ.

Gieo hạt:

Sau khi ngâm hạt xong, cho hạt vào từng khay, mật độ dày đặc 2 hạt chồng lên nhau.
- Nếu trồng các loại đậu: Dùng miếng che ánh sáng (đi kèm sản phẩm) bao quanh để hạn chế ánh sáng, kích thích mầm phát triển nhanh và giữ mầm màu trắng tinh (với giá đỗ nếu để ở nơi có nhiều ánh sáng, giá sẽ có màu tía).
- Trồng những loại mầm màu xanh: Không cần dùng miếng che ánh sáng. Khi cây phát triển mạnh có lá mầm, cho tiếp xúc với ánh sáng để mầm rau có thể quang hợp sẽ phát triển nhanh hơn, xanh tươi hơn.
Sau khi gieo hạt luôn luôn đậy nắp kín, càng tối rau càng cho năng suất cao.
Thay nước hàng ngày cho rau, dùng ống xả đi kèm máy để tháo nước ra, rau mầm trắng sạch và ngon hơn.

Thu hoạch:

Cách loại rau mầm hạt đậu, trong vòng 3 ngày là thu hoạch được. Nếu trồng rau muống thì 5-6 ngày là thu hoạch được. Lấy tay nhắc nhẹ cây rau lên, dùng kéo cắt bỏ phần rễ.
===========================
Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà
Tại sao không trồng rau sạch tại nhà nhỉ?
Mời các bạn quan tâm vào đây chia xẻ kinh nghiệm thực tế!
Phần 1 : Vì sao tôi phải tập làm nông dân?
Như các bạn đã biết rau phun thuốc sâu bừa bãi hiện nay rất có hại cho sức khoẻ có thể ngay lập tức gây ngộ độc hoặc về lâu về dài sẽ là mầm mống gây bệnh nguy hiểm như ung thư chẳng hạn.
Giá đỗ 1 món ăn ưa thích cũng vì lợi nhuận mà thành 1 món độc dược trên bàn ăn các gia đình.
Bạn nghĩ gì khi các thiên thần đáng yêu của chúng mình cũng đành phải chấp nhận xài các loại rau siêu bẩn như vậy.
Rau sạch mua ở siêu thị ư, đừng tin vào chất lượng các loại rau trong siêu thị vì sao thì mọi người biết cả rồi đấy, treo đầu dê bán thịt chó cả thôi.
Tại sao mình không nghĩ đến việc tự mình trồng/gieo cho bé yêu những bát cháo rau sạch thực sự bổ dưỡng do mẹ hái trong vườn nhà nhỉ?
Nếu nhà bạn không có điều kiện để trồng rau trong 1 mảnh vườn nhỏ trước sân nhà thì tại sao những cư dân của phố phường chật hẹp người đông đúc chúng mình không nghĩ đến các giải pháp phù hợp với hoàn cảnh nhỉ?
Cứ quanh quẩn nghĩ như thế tớ lục tung cả trang web của trường đại học nông nghiệp mà chả có địa chỉ cụ thể nào về trồng rau theo phương pháp thủy canh cả.
Rồi nghe có người nói trồng rau thuỷ canh đắt lắm mà cũng ko hiệu quả lắm.
Tớ quyết định mò lên chợ Bưởi tự mua giống, mua đất về trồng dù nhà tớ rất chật chả có vườn như nhiều bạn biết đấy.
====================================
Phần 2: Các "nông dân" của WTT
Mời các bạn vào xem ảnh mô hình tương tự trên VN Express.
Cả nhà vào đây đọc để có thêm kinh nghiệm và tinh thần này !
http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-so...06/08/3B9EDA6E/

Mốt trồng rau mầm của chị em công sở

Gần đây hộp cơm trưa của chị Lan (Hà Nội) mỗi hôm lại có những cọng rau mầm xanh mướt, đủ loại khác nhau. Chị em đồng nghiệp thấy rau lạ, tranh nhau xin thử vài cọng, ai cũng tấm tắc khen ngon.
Máy làm rau mầm

Chia sẻ kinh nghiệm, chị Lan nói: "Lo ngại rau mua ngoài chợ bị phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích nên tôi chuyển qua trồng rau mầm tại gia, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa giàu dinh dưỡng". Phong trào trồng rau mầm cũng nhanh chóng lan rộng trong công ty chị Lan. Hầu như chị em nào sau khi tìm hiểu về cách trồng rau đều háo hức chuẩn bị cho mình những khay hấp dẫn.
Không cần diện tích đất, ít tốn công chăm sóc mà vẫn có rau sạch để ăn... là những lý do khiến phong trào tự trồng rau mầm lan nhanh trong giới công sở. Nhiều chị em còn xem đây là cách thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và là "món quà" dành cho gia đình.
Thấy con gái ăn ngon lành rau mầm ông bà ngoại mang cho, chị Đăng (Điện Biên Phủ, TP HCM) sang nhà bố mẹ tìm hiểu cách trồng loại rau này rồi ra cửa hàng mua dụng cụ, hạt giống. Sau mỗi ngày làm việc, hai vợ chồng lại nôn nóng về nhà xem rau nhú thêm tẹo nào chưa.
"Chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cho con ăn rau mầm vì nó chứa nhiều vitamin tốt cho sự phát triển của trẻ, mà bé lại thích ăn nên vợ chồng tôi rất mừng. Cháu khểnh ăn lắm", bà mẹ một con này hóm hỉnh kể. Ngoài thịt, cá..., hàng ngày chị băm nhỏ rau mầm nấu cháo cho con. Bây giờ chị Đăng tận dụng mọi không gian từ phòng khách, ban công đến gian bếp để tạo món ăn giàu dinh dưỡng cho cả nhà.
Ảnh: Kỹ thuật trồng rau mầm cực ngon
Mẹo trồng rau mầm
Rau mầm tốn ít thời gian chăm sóc, chỉ một tuần là đã thu hoạch.
Khác với chị Lan và chị Đăng, vợ chồng anh Thắng (quận 1, TP HCM) ban đầu tận dụng khoảng sân thượng để trồng các hộp rau sạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, được giới thiệu từ đồng nghiệp, anh chị chuyển qua trồng rau mầm. Anh Thắng cho biết tìm hiểu trên mạng thấy rau mầm có rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt hơn nhiều so với các loại rau xanh ăn lá nên anh chị cũng thử trồng.
“Rau mầm tốn ít thời gian chăm sóc, chỉ một tuần là đã thu hoạch. Thêm nữa, do tự tay chăm sóc nên bữa ăn của cả gia đình dường như ngon hơn vì mọi người có cảm giác yên tâm”. Để tiết kiệm diện tích, anh Hưng đã bố trí vườn rau của mình thành nhiều tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 20-25 cm, với các loại rau củ khác nhau.
Bên cạnh lý do an toàn thực phẩm, chất dinh dưỡng cao, rau mầm còn "hút" các bà nội trợ bởi sự ngon miệng. Từ ngày có rau mầm cả nhà chị Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) dường như chăm ăn rau hơn. Mỗi người một khẩu vị, chồng chị thì thích mầm cải, chị khoái rau muống còn bé Bi lại chọn mầm đậu phộng.
"Loại rau này đang trong giai đoạn tinh non nên rất giàu dinh dưỡng, vị ngọt giòn nhưng hơi hăng. Mỗi thứ một hương vị khác nhau: mầm cải cay cay, mầm hành thơm nồng, mầm hướng dương beo béo, mầm đậu phộng bùi bùi, mầm rau muống giòn giòn, chan chát", chị Hải hào hứng kể.
Rau mầm là loại rau sạch, thường được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Phương pháp trồng rau mầm mới không dùng đất mà dựa trên sự phát triển tự nhiên của hạt: không khí và độ ẩm.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn rau thường. Rau mầm là nguồn chất xơ tự nhiên có chứa nhiều oxy, chất khoáng và các vitamin B, C, E... tốt cho sức khỏe. Đặc biệt chúng có số calo rất thấp nên phù hợp với người ăn kiêng.
Rau mầm chủ yếu được chia làm hai loại - mầm trắng và rau mầm xanh. Trong đó, rau mầu trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến là giá đỗ xanh, giá đậu tương. Ngược lại, rau mầm xanh được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện tự nhiên.
Hạt giống rau có thể mua ở chợ hoặc các cửa hàng bán giống cây. Cùng với giấy ăn, nước sạch và khay là gia đình bạn sẽ có rau ăn trong thời gian ngắn nhất. Sau 7-8 ngày thì thu hoạch được rau mầm cao từ 8 đến 12 cm. So với giá rau trên thị trường hiện nay, trồng rau mầm lại tiết kiệm được khoản chi tiêu lớn.
Nắm bắt nhu cầu của nhiều hộ gia đình, các cửa hàng chuyên bán giống, vật dụng để trồng rau mầm hiện nay khá nhiều, từ hạt giống cho đến giá thể, khay, bình phun.
"Thông thường khoảng 100g hạt giống, giá 8.000 đến 15.000 đồng tùy từng loại thì trồng được chừng 1-1,2 kg rau mầm. Cách trồng cũng đơn giản nên chỉ cần nhìn vào tờ hướng dẫn kèm theo khi bán hạt giống thì ai cũng có thể trồng được. Ngoài ra, rau mầm dễ sinh trưởng hạt giống không cần phải phun thuốc, máy chỉ dùng nước tưới phun, không dùng đất, do đó tỷ lệ an toàn cao", ông Đỗ Phú Hải, Giám đốc Kỹ thuật tập đoàn Kangaroo - đơn vị phân phối các sản phẩm máy trồng rau mầm chia sẻ.
Do nhu cầu trồng rau mầm của các hộ gia đình ngày càng tăng nên hiện nay, một số công ty còn cho ra mắt sản phẩm máy làm rau mầm tự động. Loại máy này tự động tưới nước theo đúng định kỳ nên chị em chỉ cần thay nước hàng ngày là đã có rau mầm để ăn mà không tốn thời gian chăm sóc theo cách truyền thống. Theo anh Hải, từ đầu năm đến nay, công ty anh bán khoảng 20.000 máy, chủ yếu ở các thành phố lớn. Giá sản phẩm dao động từ 1,3 đến 1,5 triệu đồng.
Đại diện Tập đoàn Kangaroo cho biết thêm, loại sản phẩm này bán mạnh khi bắt đầu vào hè. Tháng 3 và tháng 4, doanh thu của công ty từ loại máy trồng rau mầm tăng gấp rưỡi so với các tháng khác.
======================================
Có nhiều cách để trồng rau mầm mà không cần dùng các loại giá thể. Trong đó có thể kể đến dùng lọ thủy tinh. Báo Tuổi trẻ cũng có bài viết về cách này (
LINK :
), nhưng hơi sơ sài. Tôi xin phỏng dịch lại một bài trên mạng, trình bày chi tiết hơn:
Đầu tiên, các bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch, miệng rộng. Đậy lọ bằng một mảnh vải mỏng, hoặc vải mùng, lưới nhựa mỏng và nhuyễn..., dùng dây thun cột xung quanh. Trong hình minh hoạ sau đây thì người ta sử dụng một lọ chuyên dùng trồng rau mầm, trồng đậu xanh, hạt củ cải và lúa mì:

Hạt giống được ngâm qua đêm, hoặc 4-12h tuỳ loại. Sáng hôm sau rửa lại, thả vào lọ, dốc lọ ngược để ráo nước. Nên lắc cho hạt bám vào thành lọ, đừng để dồn hết xuống dưới. Dùng lượng hạt giống vừa đủ, vì còn chừa chỗ cho rau mọc.

Cấp nước ít nhất 2 lần mỗi ngày: cho nước vào lọ, lắc đều, rồi lại dốc ngược cho ráo. Nên cấp nước sau mỗi 6-8h. Sau một ngày thì sẽ được như vầy:

Sau 4 ngày:

Trên rễ cây có thể xuất hiện các sợi nhỏ màu trắng. Đó không phải là mốc, mà là rễ khí. Sau đây là hình dạng rễ khí của cỏ linh lăng:

Sau khi đổ ra, bạn có thể rửa sơ qua để loại bỏ vỏ hạt.
Khi trồng, chỉ cần ánh sáng trong phòng, hoặc nơi tối, tránh bị nắng chiếu trực tiếp. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày có thể đem ra gần cửa sổ để rau xanh hơn. Một số loại rau mầm khi xanh thì sẽ hơi đắng. Nhiệt độ thích hợp là từ 18-25 độ C. Sau khi thu hoạch, có thể trữ trong tủ lạnh 2-3 ngày, không nên để lâu hơn.

Trồng rau mầm bằng vải bông: lót một lớp vải bông (hoặc vải lanh) ướt, dưới đáy khay, rải hạt giống đã ngâm thành một lớp mỏng, rồi dùng một lớp vải bông ướt nữa đậy lên trên. Làm ẩm hai lớp vải thường xuyên bằng cách phun nước sau mỗi 12h.
Trồng rau mầm bằng túi vải: tốt nhất là vải lanh, còn không thì dùng bất cứ loại vật liệu nào có thể giữ ẩm, đồng thời thoáng khí. Thả hạt vào, nhúng nước rồi treo lên. Mỗi lần nhúng nước làm ẩm thì đảo đều hạt để rễ khỏi bám vào túi vải. Cách này rất tốt cho các loại hạt đậu và ngũ cốc, vốn không cần ánh sáng.
Một số loại hạt thường dùng:
Dền: ngâm 2-4h, trồng 1-2 ngày, dùng vải bông để trồng, vị hơi đắng.
Lúa mạch: ngâm 14-18h, trồng 1-2 ngày, dùng lọ hoặc vải, chọn loại đã lấy vỏ để trồng, vị nhạt.
Kiều mạch: ngâm 15-20phút, trồng 1-2 ngày, dùng vải, vị dịu, mọc nhanh hơn nếu nhiệt độ cao.
Bắp: ngâm 8-14h, vị ngọt.
Kê: ngâm 8-14h
Yến mạch:ngâm 8-14h, vị dịu tương tự sữa.
Lúa: ngâm 12-18h, vị hơi đắng và nhiều xơ.
Ngoài ra còn có hạt cải bắp, cải xoăn, cải bẹ xanh, xà lách, hạt cây cari, bí ngô, củ cải, mè, hướng dương, cỏ linh lăng, cỏ ba lá, các loại đậu (xanh, đen, nành, phộng, lăng, Hà Lan...), tỏi, tỏi tây, hành, lúa mạch đen, xà lách soong,...    
=====================================
Sau đây là tổng hợp của bản thân tớ và một số mẹ thích làm nông dân trên WTT.
Mời cả nhà vào WTT chia xẻ thêm kinh nghiệm trong link này nhé!
http://www.*********.com/forum/showthread.php?t=11055&page=15&pp=15
Chuẩn bị:
Thùng xốp có đục lỗ sẵn cao cỡ 15cm thôi (xin ở các hàng hoa quả quen ở chợ) nếu họ không cho thì mua cũng vì vài nghìn thôi.
1. Mua đất:
Địa chỉ số 1 : chợ Bưởi
Phiên chợ Bưởi là mùng 4 & mùng 9 hàng tháng nhưng ngày thường lên lúc nào cũng có mấy bà và chị bán ở đầu chợ.
Giá là 10k/túi/5kg (đắt)
Nhận xét:
Loại đất này có cả trấu, nghe nói giúp đất tơi xốp nhưng kinh nghiệm thực tế cho thấy ko tốt lắm. Có thể mua lót ở dưới đáy thùng rồi trải lớp đất xịn lên.
Địa chỉ số 2: Viện giống cây trồng - Phạm Ngọc Thạch cạnh siêu thị StarBow
Giá là 15k/túi/10kg (nếu mua 2 túi trở lên thì giá là 13k thôi)
Nhận xét:
Loại đất nhân tạo của Sông Gianh cực kì tơi xốp (đã qua kinh nghiệm thực tế và so sánh. Loại này có thể dùng làm lớp mặt để gieo mầm.
Địa chỉ số 3 : Công ty giống GINO (TP HCM)
Tại 146/6A Võ Thị Sáu (nằm ở đoan ngã ba Võ Thị Sáu với Phạm ngọc Thạch (đi đường Phạm ngọc thạch nhìn sang đường là thấy cái ngõ 146 ngay), cẩn thận quá đà không lùi xe lại được sẽ phải vác đất từ trong ngõ ra (mẹ khánhthu bẩu thế tớ ko ở Sì Gòn chỉ copy lại thui)
2. Mua giống:
Địa chỉ số 1: chợ Bưởi
Ở chợ Bưởi họ có bán nhiều loại giống phong phú hơn so với Viện giống cây trồng.
Hạt giống các loại đều có hết giá từ 5-10k 1 túi nilon con con (có loại rẻ hơn ở Viện giống có loại đắt hơn)
Cây giống các loại: nếu ngại chăm sóc từ khâu gieo hạt bạn có thể mua cây con về tiếp tục chăm bón cho lớn rồi măm. Kiểu này gọi là đốt cháy giai đoạn.
Các cây lâu năm: như chanh, bưởi đều có cả
Địa chỉ số 2: Viện giống cây trồng ở đường Phạm Ngọc Thạch, ngay cạnh siêu thị StarBow.
Tại đây bán khá nhiều loại giống cây nhưng vẫn chưa thôi thắc mắc là sao Viện giống cây trồng VN lại toàn bán giống TQ.
Giá cả thì cũng tuỳ loại nhưng tớ mua 1 lô thế này mà có mỗi 28k thôi nhé: rau mùi, rau cải bẹ vàng, rau cải xanh, rau cải chíp.
Ngoài ra họ có cả giống dưa chuột, mướp đắng, hành, cần tây, tỏi tây ….

momo
03-16-2008, 10:42 PM
Phần 3: Chuẩn bị đất và cải tạo đất:Mẹo vặt tiết kiệm đất xịn.
Theo thiển ý và suy luận của tớ thì mình trồng rau sạch, gieo mầm nên ko cần toàn bộ đất là đất xịn, có thể làm hàng như sau. Chắc giề cây đã đủ lớn để ăn đến lớp đất dưới, chưa đủ lớn đã lên mâm hoặc vào bát cháo của bé rùi đấy chứ!
Đổ 1 lớp dưới là đất vớ vỉn xúc quanh khu nhà mình thể nào chả có, lớp trên cùng khoảng 5cm là đất xịn mua theo đ/c nói trên.
Kinh nghiệm mới học được trên VN Express áp dụng với các loại rau cải
Bước 1: Làm tơi đất trong hộp xốp rồi san phẳng
Bước 2: Lấy ngón tay vạch rãnh trên đất
Bước 3: Gieo hạt theo rãnh đã rạch rồi lấp lên một lớp đất, sau đó tưới nước.
Bước 4: Chờ các e ấy nảy mầm nhú lên thôi.
Theo mình thì 2 tuần cải tạo đất 1 lần thì cây mới ko còi cọc.
Tưới cây hàng ngày vào sáng trước khi đi làm và chiều khi đi làm về.
Nên tưới cây bằng nước vo gạo rất hợp và cây lớn rất nhanh.
Chăm sóc cây giảm xì trét cực kì, ko tốn thời gian lắm đâu.
Hãy cùng con chăm sóc cho cây để cùng vui hưởng cảm giác sung sướng được chăm sóc và hưởng thành quả lao động của 2 mẹ con.
(Trích từ Blog của ChomChom bên WTT: http://blog.360.yahoo.com/blog-CiB9Lvwyc6ljjVkCG7iy.cAIsg--?cq=1&p
 

Cách Trồng Ngò Gai - hinh` rau đắng , ngo` gai


Tips :
 
- ngò ôm & ngò gai thích khí hậu ẩm...ai ở nơi low humidity phải trùm nó, nó mới chịu mọc
- chị đừng để nó chỗ full sun nha, nó bị burn á
- sis HT, hột ngò gai lâu nảy mầm lắm....gieo nó cả 2-3 tháng mới thấy nó nảy mầm đó - chị TR post cách trồng ngò gai rồi, hh add thêm chút info - bên USA có nhiều tiểu bang low humidity nên mình lấy cái bọc trùm nó lại cho nó giữ độ ẩm, cây ngò gai không thích quá ẩm nên mình phải đục vài lỗ trên cái bao cho nó thoát bớt hơi nước không cây bị únghh trồng ngò ôm như vầy - lấy cái chậu không đáy, cho potting soil + add nước cho nhão nhão như sình cho cây vô --- làm cái bao trùm vô để giữ hơi nước, cây này thích ẩm nhiều nên không chọc lủng lỗ bao nylon, hh lấy cái lò nướng BBQ cũ bọc kín cho chậu ngò ôm vô.....nó happy lắm
*** đừng để mấy chậu này ngoài chỗ full sun nó sẽ bị burn, để patial sun là thích hợp nhất
cây đang ở trong "tù"
-
HHL cho Me hỏi , nếu như ngò gai ra bông rồi thì khi nào mình lấy hột được và lấy bằng cách nào chỉ giùm Me nha.
-
hình như lấy bao nylon chụp cái hoa lại để lấy hột MME
đi mau 1 chậu 1$/2 cây cho lẹ , dao này bà ngoại ra sao rồi? vậy mà nói MME
..... Hoa ngò gai còn non quá... đừng bọc vội... đợi khi bông đổ qua màu vàng thì bọc nó lại... khi nhán vàng khô thì cắt nó xuống thế là xong.... Ngò gai... đánh ra cuốn vào giấy lau tay ẩm.... gởi đi trong vòng 2-3 ngày thì không sao....
Còn ngò ôm bỏ bịch trắng đục thì có thể vỏ ra ngoài nắng... không cần để trong mát cũng được

Kỹ thuật trồng cây ngò gai

 
Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Kỹ thuật trồng cây ngò gai

Kỹ thuật trồng cây ngò gai
Tên khoa học: Eryngium foetidum (L).
Họ hoa tán: Apiaceae


1/ Đặc điểm thực vật học
- Cây ngò gai thuộc cây thân thảo.
- Cây cao trung bình khoảng 1 5 – 25 cm.
- Lá ngò gai rộng, 2 bên mép của phiến lá có nhiều răng cưa, có xu hướng rộng dần về phía ngọn lá.
- Cuống lá mọc trực tiếp từ gốc cây, ngò gai phát triển phân thành nhiều tầng lá khác nhau.
- Hoa của ngò gai mọc từ trục thân, hoa hình bầu dục hay hình trụ.
- Quả ngò gai hình cầu, hơi dẹt, chứa nhiều hạt để làm giống.
2/ Công dụng 
- Ngò gai là loại rau gia vị thường được dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng vì mùi thơm nhẹ nhàng của chúng.
- Ngoài ra, ngò gai còn được dùng để làm thuốc như chữa sổ mũi, đau tức ngực, chữa rối loạn tiêu hoá, viêm ruột…
3/ Kỹ thuật trồng
3.1/ Giống:
- Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000 m2 từ 3 – 5 kg. Muốn gieo đều nên chia hạt giống thành 2 lần gieo, mỗi lần gieo trộn hạt với phân, đất rồi tiến hành vãi đều trên mặt luống.
- Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất ( sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
3.2/ Đất trồng:
- Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.
- Lên liếp hình mai rùa, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn, rộng 1 – 1.2 m, cao mặt liếp 15 – 20 cm.
- Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m. Cĩ hệ thống thốt nước để cĩ thể thĩat nước mỗi khi cĩ mưa to và kéo dài.
3.3/ Bón phân: (lượng phân tính cho 1.000 mét vuông):
Bón lót:
+ Phân chuồng 400 - 500  kg.
+ 20 – 30 kg phân NPK ( loại 20 – 20 - 15) sau khi bón xới xáo để trộn phân vào đất.
Bón thúc: sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 5 kg Urê và 10 kg super lân kết hợp với việc tỉa cây. Bón phân bằng cách hịa phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau. Do đọt non của cây ngị gai nằm sát với mặt đất, vì thế khơng đượnc để cho đất cát, bùn rơi bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.
3.4/ Tưới nước:
- Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.
- Cây ngị gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luơn đủ ẩm, nếu đất bị khơ hạn sẽ làm cho cây cịi cọc, sinh trưởng phát triển kém.
3.5/ Thu hoạch:
Tuỳ mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng ngò gai để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng.

 
 
Cách Trồng Ngò Gai
Tác giả: Trami97 sưu tầm 
Trích từ: Cách Trồng Ngò Gai 
Hình của Thanh H. Tran from Tran's Photostream
Tên tiếng anh của Ngò Gai là Culantro Eryngium foetidum
- Cây ngò gai thuộc cây thân thảo.
- Cây cao trung bình khoảng 15 – 25 cm.
- Lá ngò gai rộng, 2 bên mép của phiến lá có nhiều răng cưa, có xu hướng rộng dần về phía ngọn lá.
- Cuống lá mọc trực tiếp từ gốc cây, ngò gai phát triển phân thành nhiều tầng lá khác nhau.
- Hoa của ngò gai mọc từ trục thân, hoa hình bầu dục hay hình trụ.
- Quả ngò gai hình cầu, hơi dẹt, chứa nhiều hạt để làm giống
- Trồng ngò gai chủ yếu bằng hạt. Hạt ngò gai dễ mọc nên gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp. Lượng hạt giống gieo cho 1.000 m2 từ 3 – 5 kg. Muốn gieo đều nên chia hạt giống thành 2 lần gieo, mỗi lần gieo trộn hạt với phân, đất rồi tiến hành vãi đều trên mặt luống.
- Gieo xong rải thuốc chống kiến, dế, mối trong đất ( sử dụng Vibasu 10 H) và phủ lên trên một lớp rơm mỏng để giúp tạo ẩm độ cho hạt nhanh nẩy mầm và không bị mất trôi hạt. Tưới nước để giữ ẩm độ, một tuần sau là hạt nẩy mầm.
3.2/ Đất trồng:
- Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- Trước khi gieo hạt nên cày bừa làm đất thật nhỏ.
- Lên liếp hình mai rùa, chiều dài liếp tuỳ theo kích thước vườn, rộng 1 – 1.2 m, cao mặt liếp 15 – 20 cm.
- Các liếp cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước
3.4/ Tưới nước:
- Ngò gai dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân.
- Cây ngò gai ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém
 
=====================================
 
 
Này là rau đắng nè

Này là ngò ôm nè

Này là ngò ôm nữa nè

Này là ngò gai Me trồng từ hột nè , dích một miếng cho bạn rồi 

Này là 2 chậu ngò gai đã có bông , hổng biết cách lấy hột để chia cho bà con